Bạn chưa hoàn thành khảo sát. Nhấn vào đây làm khảo sát ngay và nhận quà tặng miễn phí từ chúng tôi!

Chống lão hóa

TOÀN BỘ VỀ CERAMIDE VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CERAMIDE VỚI LÃO HÓA

24/06/2020flora

Các loại Ceramide có trong cấu trúc da

Ceramide nằm ở đâu trong cấu trúc da?

Hình 1. Cấu trúc của da

     Cấu trúc da bao gồm 3 lớp:

  1. Biểu bì (Epidermis) – ở ngoài cùng
  2. Trung bì (Dermis) – ở giữa
  3. Hạ bì (Subcutis/Hypodermis) – dưới cùng

Hình 2. Cấu trúc tầng biểu bì

    Biểu bì sau đó lại được phân chia thành 4 lớp:

1. Thượng bì hoặc Lớp sừng (stratum corneum) ở ngoài cùng
2. Lớp hạt (stratum granulosum)
3.  Lớp gai (stratum spinosum)
4.  Lớp đáy (stratum basale)

CERAMIDE nằm tại lớp sừng cùng với cholesterol và các acid béo tự do khác liên kết các tế bào da trưởng thành làm thành hàng rào biểu bì (epidermal barrier) duy trì chức năng bảo vệ của da: giữ ẩm và chống mất nước từ bên trong. 1

Có những loại Ceramide nào tại biểu bì da?

Ceramides (CERs) không chỉ có tại lớp sừng của biểu bì da, mà còn có mặt ở cả tế bào, cơ và tóc. Tuy nhiên, ở biểu bì da, ceramide có cấu trúc phức tạp nhất và đa dạng chủng loại nhất. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau và cho đến hiện tại, tại biểu bì da, có tất cả 11 nhóm (classes) Ceramide và hơn 342 loại (species) Ceramide khác nhau thuộc 11 nhóm này. 2

Dựa trên liên kết giữa các thành phần chính của ceramide là: các loại acid béo liên kết amine (amide-linked fatty acids), sphingosines, và các acid béo non-hydroxyl khác nhau, hình thành nên 11 nhóm bao gồm2:

  1. nonhydroxy fatty acids and phytosphingosines
  2. nonhydroxy fatty acids and 6-hydroxy-sphingosines
  3. α-hydroxy fatty acids and phytosphingosines
  4. α-hydroxy fatty acids and 6-hydroxy-sphingosines,
  5. ester-linked ω-hydroxy fatty acids and sphingosines
  6. nonhydroxy fatty acids and dihydrosphingosines,
  7. nonhydroxy fatty acids and sphingosines,
  8. α-hydroxy fatty acids and sphingosines, and
  9. ester-linked ω-hydroxy fatty acids and 6-hydroxy-sphingosines
  10. ω-hydroxy fatty acid and phytosphingosine moieties
  11. α-hydroxy fatty acid and dihydrosphingosine moietie

Hình 3. Minh họa cấu trúc chung của Ceramide

Dựa trên độ dài của các chuỗi cacbon, các loại Ceramide được phân chia thành 3  nhóm3

Nhóm 1: Ceramide “cổ điển” dài và rất dài (long and very long chain Cers)

Nhóm 2: Ceramide siêu dài (ultra-long chain Cers)

Nhóm 3: Ceramide siêu dài với ω-ester (ω-esterified ultra-long chain Cers)

Và nhờ sự khác biệt về độ dài cacbon giúp hình thành nên các chức năng khác nhau của Ceramide tại biểu bì da mà các nhà khoa học đã nghiên cứu sau đây:

Chức năng đã được biết đến của Ceramide trong cấu trúc da

Một chức năng của Ceramide mà chúng ta đã được biết đến nhiều và liên tục được nhắc đến trong các bài báo về chăm sóc da, mỹ phẩm: (1) bảo vệ da. Tuy nhiên, Ceramide còn có thêm những chức năng quan trọng khác nữa, đó là (2) điều hòa tế bào, và (3) đáp ứng miễn dịch.(4)(4)

Tại sao Ceramide có thể bảo vệ và chống mất nước cho da?

Hình 4. Ổn định cấu trúc hàng rào bảo vệ da. Vai trò quan trọng của ceramide.

Bắt đầu từ cấu trúc của hàng rào bảo vệ da (permeability barrier) có những acid béo thiết yếu cấu trúc cacborn dài (36 carbon) non-hydroxy, omega-hydoroxy và omega-O-acyl … đều là những acid béo thuộc các loại Ceramide4.

Hình 5. Minh họa cấu trúc lamella tại màng tế bào

 

Ceramide cùng những cấu trúc phái sinh của Ceramide (ceramide derivatives) hình thành các lớp lớp lamella bảo vệ da và tạo điều kiện cho quá trình sừng hóa. Tầng tầng các tế bào với lớp bảo vệ lamella hình thành nên hàng rào bảo vệ tại biểu bì (permeability barrier).

Cùng với những acid béo gốc tự do (free fatty acids) khác và cholesterol, Ceramide tạo cho lớp hàng rào bảo vệ này một chức năng [chống thấm nước]

Tại sao Ceramide có thể điều hòa và hỗ trợ đáp ứng miễn dịch tế bào da?

Chúng ta được nghe nhiều đến chu kỳ da (skin turnover cycle hoặc Skin Rejuventation Cycle), hay vòng đời tế bào da. Về bản chất chu kỳ da là quá trình sừng hóa (keratinocyte) của tế bào da tại biểu bì. Quá trình này bắt đầu tại lớp đáy (stratum basale) và kết thúc tại lớp sừng (stratum corneum). Khi đi qua các lớp này, tế bào da sẽ lần lượt biến đổi theo trình tự:

 

Tại lớp sừng (stratum corneum)

Tế bào đã được sừng hóa

(hình dẹt)

Tại lớp hạt (Granular layer):

Tế bào da bắt đầu quá trình sừng hóa (hình sao)

Tại lớp gai (spinous layer): Tế bào sơ sinh bắt đầu sản sinh các sợi protein và biến đổi hình dạng

Tại lớp đáy (Basal layer): Tế bào da sơ sinh được sinh ra từ lớp tế bào mẹ

Hình 6: Quá trình Keratin hóa

Để da của người trưởng thành có thể duy trì tình trạng khỏe mạnh và tươi trẻ. Thời gian lý tưởng của quá trình sừng hóa này diễn ra trong khoảng 28 -30 ngày. Khi thời gian này kéo dài hơn mức lý tưởng, sẽ có nhiều vấn đề da xảy ra. Quá trình này được tóm lược lại trông có vẻ rất đơn giản, nhưng lại cần rất nhiều yếu tố liên quan giữa việc truyền tín hiệu và duy trì môi trường nội bào lý tưởng để có thể đảm bảo cho quá trình sừng hóa được diễn ra thuận lợi.

Trong quá trình này, Ceramide và các hợp chất phái sinh của nó đóng vai trò như những lipid truyền tín hiệu giúp điều chỉnh các hoạt động của tế bào: phân loại, phân chia, già và chết đi …được diễn ra bình thường. Điều này lý giải vì sao, ceramide có thể giúp điều hòa tế bào.

Tham khảo một nghiên cứu được thực hiện chuyên sâu về chức năng của Ceramide trong việc truyền tín hiệu tế bào của Yoshikazu Uchida tại Table 14 cho thấy: Ceramide với những cấu trúc khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau làm nhanh hoặc chậm các quá trình của tế bào.

Những ceramide, bao gồm cả omega-O-acyl-ultralong chain ceramide, cấu tạo nên lớp hàng rào bảo vệ biểu bì đóng vai trò như những lipid truyền tín hiệu. Và cuối cùng, một chất chuyển hóa xa của Ceramide – sphingosine-1-phosphate đóng vai trò kích thích khả năng miễn dịch bẩm sinh. Các chuyển hóa của Ceramide và các tín hiệu chuyển hóa của nó có thể giúp điều chỉnh hệ thống tự bảo vệ và điểu chỉnh các phản ứng viêm của da.

Tại sao Ceramide vô cùng quan trọng cho một làn da khỏe mạnh, chống lão hóa và điều trị nếp nhăn

Hình 9. Minh họa số lượng và vai trò của ceramide trong cấu trúc da bình thường và lão hóa

Da không thể lão hóa trong một ngày. Lượng Ceramide trong da cũng không thể biến mất trong một ngày. Nhưng nếu mỗi ngày là một ngày ceramide bị mất đi, thì quá trình hồi phục da lão hóa cũng sẽ cần một thời gian tương tự và thậm chí lâu hơn.

Khi còn trẻ, khả năng hồi phục của tế bào da và các cơ quan dưới ra đều diễn ra rất nhanh và đầy đủ. Tuy nhiên dưới tác động của quá trình lão hóa nội tại và các tác nhân bên ngoài, da sẽ khó tránh khỏi việc lão hóa và các tế bào, chức năng của các cơ quan dưới da mỗi ngày cũng sẽ tự nhiên suy yếu dần. Lượng ceramide dưới da mỗi ngày cũng sẽ dần hao hụt theo tự nhiên và ảnh hưởng xấu của môi trường, thói quen sinh hoạt và chế độ chăm sóc da không phù hợp.

Khi lượng ceramide dưới da bị thiếu hụt, cấu trúc và chức năng bảo vệ da của lớp sừng bị suy yếu. Các cơ quan, bộ phận bên trong da cũng suy yếu dần. Ngày qua ngày da khó có thể quay về cấu trúc khỏe mạnh ban đầu. Càng tạo điều kiện cho các yếu tố xấu bên ngoài gây tác động tiêu cực sâu hơn xuống các tầng bên da. Hình thành nên những ảnh hưởng khó có thể hồi phục: nếp nhăn, rãnh nhăn sâu, vết chân chim.

Trong việc duy trì làn da khỏe mạnh, Ceramide ổn định và duy trì cấu trúc hàng rào bảo vệ tại lớp sừng của da (permeability barrier). Ceramide cùng với các acid béo tự do và cholesterol giúp tăng cường khả năng chống thấm của lớp sừng. Nhờ tính năng không thấm nước này, độ ẩm từ bên trong da và tại tế bào da không bị thất thoát ra ngoài. Duy trì độ ẩm là chìa khóa của làn da khỏe mạnh.

Trong việc chống lão hóa, duy trì chu kỳ da ổn định (28-30 ngày), hay duy trì quá trình sừng hóa của tế bào da là quá trình thay da, tái tạo da tự nhiên để có được hiệu quả chống lão hóa cao nhất. Quá trình này được hoàn thiện và diễn ra nhờ tác động của nhiều quá sinh hóa phức tạp. Trong đó có sự tham gia truyền tín hiệu của Ceramide.Chính vì vậy, không thể không quan tâm đến Ceramide nếu chúng ta muốn bắt đầu việc chống lão hóa từ sớm và tự nhiên nhất.

 

Trong việc điều trị nếp nhăn. Khi da đã xuất hiện nếp nhăn và rãnh nhăn sâu, không thể sử dụng các biện pháp chăm sóc da thông thường để xóa đi những nhược điểm này.

Đặc biệt đối với những nếp nhăn của làn da từ 35 tuổi trở lên, sẽ cần có sự can thiệp của những biện pháp y khoa thẩm mỹ. 

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng các biện pháp y khoa với hiệu quả tức thì mà không quan tâm đến việc duy trì hiệu quả y khoa bằng các phương pháp chăm sóc da kèm theo phù hợp. Sẽ khó đạt kết quả điều trị nếp nhăn như ý muốn hoặc thời gian cần đến gặp bác sĩ sẽ ngày càng rút ngắn lại.

Trong khi đó, nếu bổ sung đầy đủ ceramide và các thành phần duy trì độ đàn hồi và sức dẻo dai khác của da như collagen, elastin, hyaluronic acid … từ chế độ chăm sóc da hàng ngày sẽ giúp kéo dài thời gian gặp bác sĩ da liễu và duy trì hiệu quả lâu dài của kết quả điều trị thẩm mỹ.

Bởi tính năng bảo vệ, điều hòa tế bào và tăng cường miễn dịch của cereamide sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố lão hóa: tia UV, vi khuẩn, tác nhân xấu từ bên ngoài.

Ceramide hỗ trợ quá trình thay da, chu kỳ tái tạo da tự nhiên dần dần quay trở lại mức bình thường và tăng miễn dịch giúp da khỏe hơn mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.spandidos-publications.com/10.3892/ijmm.2016.2600
  2. https://www.jlr.org/content/49/7/1466.long
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3826679/
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3943494/