Bạn chưa hoàn thành khảo sát. Nhấn vào đây làm khảo sát ngay và nhận quà tặng miễn phí từ chúng tôi!

Dưỡng thể, Khuyên dùng

ĐƯỜNG VÀ ĐỒ NGỌT ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE? (PHẦN 1)

13/01/2021flora

Đường và đồ ngọt rất quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mà đường và đồ ngọt gây nên khi ăn quá nhiều.

Đường và đồ ngọt có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất, khiến cho chúng ta dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm. Cụ thể, tác hại của đường ra sao và những cách nào để hạn chế sử dụng đường, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi dùng quá nhiều đường và đồ ngọt

Không phải chỉ một vài cơ quan hay bộ phận nhỏ trong cơ thể, nhưng là toàn bộ hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng xấu khi ăn quá nhiều đường và đồ ngọt.

1.1. Tăng cân không kiểm soát

Ăn nhiều đường và chất ngọt khiến cho cân nặng không ngừng tăng và khó có thể kiểm soát

Đường kích thích vào hệ thống thần kinh gây ra cảm giác đói và luôn thèm ăn. Thông thường, khi chúng ta ăn, não bộ sẽ phát ra tín hiệu cơ thể có đủ chất béo hay chưa, nếu đủ đồng nghĩa với việc cơ thể đủ năng lượng và không cần ăn thêm nữa.

Nhưng khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường và đồ ngọt, làm cho não mất khả năng nhận biết. Điều tất yếu sẽ xảy ra là không có bất kì tín hiệu nào báo cho não bộ rằng cần phải ngừng ăn. Lúc này, cơ thể được thông báo rằng cần năng lượng, não bộ nghĩ rằng cần phải tiếp tục ăn. Một nghịch lý xảy ra ở đây là những thứ bạn thèm ăn lúc này lại là đường và đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Bạn biết đấy, chúng chính là nguyên nhân khiến cho cân nặng không ngừng tăng và khó có thể kiểm soát.

Hơn nữa, đường có thể gây nghiện. Đường kích thích hệ thống khen thưởng não bộ, đem đến cảm giác hạnh phúc và sự vui vẻ. Vậy nên, những người ăn nhiều đường và đồ ngọt có khả năng thèm ăn càng cao và câu chuyện tăng cân không kiểm soát vẫn mãi chưa có hồi kết.

1.2. Stress, trầm cảm, mất ngủ

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Khi cơ thể tiêu thụ một lượng đường và chất ngọt quá lớn làm giảm khả năng hoạt động của não bộ, khi đó xảy ra các tình trạng như: khả năng suy nghĩ và xử lý kém, xuất hiện những cảm xúc xấu…khiến cho năng suất làm việc giảm sút, công việc trì trệ, nhiều vấn đề tiêu cực kéo theo dẫn đến stress và trầm cảm.

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến stress, trầm cảm và mất ngủ

Ăn nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu thay đổi đến mức cơ thể bắt đầu tiết ra hormone khiến não bộ tỉnh táo. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng insulin và việc giảm lượng đường trong máu có thể dẫn đến việc giải phóng các hormone như adrenaline và cortisol gây cản trở giấc ngủ.

1.3. Bệnh về tim mạch/ phổi

Như đã nói ở trên về việc tăng cân không kiểm là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ăn quá nhiều đường và đồ ngọt dẫn đến lượng insulin trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến các thành động mạch bị viêm và xơ cứng, gây nên áp lực cho trái tim. Lâu ngày dẫn đến các bệnh về tim mạch như: suy tim, đau tim và đột quỵ

Ngoài ra, lượng đường tăng cao cản trở độ đàn hồi, sự trao đổi khí và đường thở của phổi. Điều này làm rối loạn chức năng của phổi và trở thành bệnh đối với những người ăn quá nhiều đường và đồ ngọt.

Còn rất nhiều tác động khác của việc ăn quá nhiều đường và đồ ngọt. Cùng chờ đợi bài viết tiếp theo nhé. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân!